Hiện tại, xu hướng giáo dục STEM/STEAM đang trở nên phổ biến. PGS. TS Lê Huy Hoàng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, hoàn toàn có thể triển khai được giáo dục STEM với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Bởi trong thực tế, ngành giáo dục đã chỉ đạo nhiều hoạt động có bản chất là giáo dục STEM như hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; các cuộc thi dạy học tích hợp; vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn,… Vậy nên, việc tiếp cận STEM/STEAM càng sớm sẽ giúp giáo viên và học sinh có được nhiều lợi thế.
Xin chia sẻ với các thầy cô và các bạn học sinh những trang học liệu STEM/STEAM hoàn toàn miễn phí và vô cùng thú vị:
Đây là bộ sưu tập các hoạt động dạy học của cô Amy Koester, hiện đang làm việc tại Skokoe, Illinois. Cô tập hợp lại nhằm giúp các giáo viên từ mẫu giáo đến trung học có các ý tưởng dạy STEAM sinh động hơn trong các buổi học.
2. NASA – National Aeronautics and Space Administration
Đây là trang web giáo dục về vũ trụ và thiên văn của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) biên soạn dựa trên các kết quả nghiên cứu và các hoạt động vũ trụ ra cộng đồng. Các bài học được sắp xếp khá đa dạng, phân chia thành từng cấp học và từng lứa tuổi. Đây là nguồn tài liệu thú vị dành cho những học sinh thắc mắc về thế giới ngoài trái đất.
3. AAAS – The American Association for the Advancement of Science
Đây là trang web giáo dục của Hiệp hội Vì sự Phát triển Khoa học Mỹ (AAAS), cơ quan chủ quản của tập san học thuật Science nổi tiếng. Trang được chia thành các chủ đề và trình độ khác nhau giúp cho việc tìm kiếm bài học phù hợp với lớp học trở nên dễ dàng. Dù giao diện ít hình ảnh nhưng nội dung các bài học bên trong rất khoa học và hợp lý. Đặc biệt trang cung cấp các bộ câu hỏi vô cùng phong phú được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và khoa học.
Đây là trang web của 1 tổ chức phi chính phủ, từng được giải thưởng của National Parenting Publication cho ý tưởng đưa giáo dục, khoa học và công nghệ đến gần hơn với trẻ em. Hiện nay trang có hơn 1500 bài học với đầy đủ các chủ đề STEM.
Đây là trang web gồm các bài học STEM do Microsoft phát triển, được trình bày một cách hệ thống, đáp ứng đúng tiêu chuẩn NGSS – Next Generation Science Standard (Tiêu Chuẩn Khoa Học Thế Hệ Tiếp Theo) trong giáo dục khoa học của Mỹ. Hiện tại, thư viện Hacking STEM này gồm hơn 30 bài học với giáo án chi tiết giúp giáo viên có thể dễ dàng hình dung tiến trình hoạt động trong tiết học đồng thời cách áp dụng các công cụ của Microsoft vào giảng dạy.
Là hệ thống các bài học do Trung tâm học tập cộng đồng Exploratorium xây dựng. Các bài học được sắp xếp theo chủ đề, có hình ảnh và video minh họa dễ hiểu và sinh động. Các bài học này rất thích hợp làm nguồn tham khảo dạy học cho các học sinh ở trình độ phổ thông.
7. Discovery Education
Có lẽ Discovery không còn là cái tên xa lạ với các khán giả nhí. Đây là kênh được phát triển cho một chương trình giáo dục dành cho cả giáo viên, phụ huynh và học sinh. Kênh chưa rất nhiều phim, hình ảnh về thiên nhiên rất đẹp và hấp dẫn. Phần lớn các chương trình ở đây là miễn phí, có một số chương trình có phí chủ yếu dành cho các trường học muốn mua bản quyền dạy học.
Kênh PBS là kênh truyền hình nổi tiếng tại Mỹ. Kênh này phát triển chương trình dạy STEAM dựa vào các bộ tiêu chuẩn quốc gia Mỹ và NGSS. Người dùng có thể sử dụng bộ lọc theo trình độ, chủ đề và thể loại rất tiện lợi.
Nếu mọi người tò mò về nguồn gốc của STEAM thì không thể bỏ lỡ trang web STEAM Education do Georgette Yakman – mẹ đẻ của khái niệm STEAM sáng lập. Trang web của Georgette có rất nhiều thông tin hữu ích về cách dạy và tích hợp yếu tố nghệ thuật vào giáo dục STEM, để biến STEM thành STEAM. Mô hình giáo dục này hiện đã có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và có cả Việt Nam.
Nếu giáo viên quan tâm đến các chương trình dạy khoa học, nhất là thực hành kỹ thuật, lập trình và làm robot dành cho trẻ từ mẫu giáo đến lớp 9 thì không thể bỏ qua tổ chức EiE. Đây là một nhánh phát triển của Bảo tàng khoa học tại Boston, chuyên cung cấp các khung chương trình trải nghiệm khoa học và tập huấn giáo viên. Điểm mạnh của chương trình này là họ tập trung đầu tư phát triển các khung bài học, kết hợp lý thuyết và thực hành, chú trọng cả các hoạt động trong và ngoài lớp, có sự liên hệ chặt chẽ với các chương trình tập huấn giáo viên.